image

image

» Tin tức » VỀ NGUỒN VIẾNG ĐỀN THỜ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

VỀ NGUỒN VIẾNG ĐỀN THỜ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

02.10.2019

Ngày 25 – 26/9/2019 vừa qua, Ban lãnh đạo Viện Đào tạo – Nghiên cứu Quản trị, ĐHQG-HCM đã có buổi công tác và làm việc tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chuyến công tác trong khuôn khổ hoạt động thường niên của Viện, kết hợp với Khai giảng Lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực Tiếng Anh cho giáo viên tỉnh Đồng Tháp. Cũng trong chuyến công tác này, tập thể lãnh đạo Viện đã đến đặt vòng hoa và viếng đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Tập thể lãnh đạo Viện Đào tạo – Nghiên cứu Quản trị, dẫn đoàn là PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐHQG – HCM kiêm Viện trưởng, cùng hai Phó viện trưởng là TS. Bùi Thị Hồng Hạnh và Ths Lưu Quốc Cường, và một số trưởng ban của Viện đã đến thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi an nghỉ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), là một nhà nho yêu nước, và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây các lãnh đạo Viện đã cùng thắp hương tưởng nhớ đến Cụ Phó bảng và đặt vòng hoa tri ân Người.

Sau khi bị cách chức quan, Nguyễn Sinh Sắc vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch tại làng Hòa An (nay thuộc thành phố Cao Lãnh), cho đến khi qua đời ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ (26 tháng 11 năm 1929). Cảm phục trước tấm lòng yêu nước, thương dân của ông, người dân địa phương đã góp tiền mua đất an táng ông tại miếu Trời Sanh (cạnh chùa Hòa Long hiện nay), và gìn giữ cho đến khi đất nước hết chiến tranh (1975). Sau đó, chính quyền địa phương và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức xây dựng lại phần mộ của ông để tỏ lòng biết ơn và tôn kính, và công trình được khánh thành vào ngày 31 tháng 12 năm 1977.

Đến viếng đền thờ mới thấy người dân và chính quyền địa phương tỉnh Đồng Tháp đã chăm chút cho phần mộ của Cụ rất chu đáo. Cụ không chỉ được yêu mến và tôn kính bởi đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mà còn vì Cụ là người có tấm lòng nhân ái, giúp đỡ dân nghèo và sống không vị kỷ.

BD.