image

image

» IEI Blog » CHUẨN BỊ CHO CHẶNG ĐƯỜNG HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI – PART 1

CHUẨN BỊ CHO CHẶNG ĐƯỜNG HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI – PART 1

14.11.2019

Khi đi học tại đa số các nước phát triển, có thể bạn sẽ thốt lên “ôi học sướng thế” do thời khóa biểu của mình không quá dày đặc, và giờ học lại bắt đầu khá muộn. Nhưng thật ra, thời gian trống trên thời khóa biểu là nhằm mục đích cho các bạn tự học. Ngoài giờ nghe giảng tại trường, thời gian rảnh còn lại sẽ giúp học sinh được thoả sức khám phá các nguồn kiến thức bên ngoài, cũng như có không gian riêng để bản thân tự suy nghĩ, thúc đẩy quá trình tư duy sáng tạo ở người trẻ.

(Ảnh: The Daily)

Dù là ở bậc học nào thì nghe giảng trên lớp cũng chỉ là một phần, và bạn sẽ luôn phải tự ghi chép một cách có chọn lọc. Theo kinh nghiệm cá nhân thì mình thấy việc lắng nghe, và ghi lại tóm tắt các ý những bạn học sinh khác phát biểu là rất hữu ích, bởi thầy cô sẽ nhận xét và đưa ra đánh giá ngay lập tức. Với các ý hay, chúng ta có thể vận dụng cho việc trả lời câu hỏi liên quan trong các bài kiểm tra/bài thi sau này. Còn nếu ý tưởng nêu ra chưa được tốt thì bạn cũng sẽ rút được kinh nghiệm, tránh làm theo và ảnh hưởng xấu đến điểm số của mình.

Có thể nói việc tìm kiếm tài liệu học tập tại nước ngoài sẽ khá dễ dàng nếu bạn biết rõ mình cần tìm những thông tin gì. Đối với các bạn cấp 3 thì tối ưu keyword search trên Google, hoặc các websites tìm kiếm thông tin chất lượng trên Internet là rất quan trọng. Một điều cần lưu ý nữa là các bạn nên thu thập thông tin một cách có chọn lọc, để phòng trường hợp thông tin trên mạng đưa ra bị sai lệch và không có cơ sở. Ngoài ra, những quyển sách giáo khoa cũng sẽ bổ sung thêm kiến thức cơ bản cho các bạn. Để tiết kiệm tiền mua sách tại nước ngoài, học sinh có thể mua lại các second-hand books từ hàng xóm, hoặc từ các bookstores/shops tại địa phương/trên mạng. Nếu bạn ở cùng nhà với các bạn khác thì cũng có thể mượn sách từ họ. Trong trường hợp của mình, thầy cô có phát các bài đọc ngay tại lớp để nghiên cứu và trao đổi nội dung với các học sinh khác. Lúc ấy, theo mình nhận xét thì sách sẽ chỉ là phụ thêm cho nội dung chính trong bài học. Không những vậy, đối với các môn học đòi hỏi học sinh phải luôn cập nhật thông tin mới từ news như môn Chính trị, Kinh tế thì việc đọc sách báo hằng ngày vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Khi lên đến bậc đại học thì bạn sẽ có thể yên tâm hơn về việc tìm kiếm thông tin online. Bởi trường đại học sẽ cấp quyền truy cập cho sinh viên vào các nguồn đáng tin cậy, hỗ trợ việc tìm tài liệu nghiên cứu được dễ dàng hơn. Ví dụ như bạn đang cần đọc journal articles hoặc số liệu thống kê tổng hợp để bổ sung vào đề án được giao, thì bạn sẽ phải truy cập vào cơ sở dữ liệu trên website của các công ty chuyên về cung cấp data và nghiên cứu thị trường như Mintel, Statista hoặc Emerald Publishing và ScienceDirect. Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn chỉ cần truy cập vào thư viện điện tử của trường (mục Databases), chọn ra một vài websites phù hợp cho vấn đề bạn đang tìm kiếm, sau đó click vào và sử dụng account trường của mình để đăng nhập. Mách nhỏ là bạn nên hạn chế search quá dài dòng, để tránh kết quả hiển thị bị thiếu chính xác. Trong trường hợp bạn chỉ cần annual report của một công ty để phục vụ cho việc nghiên cứu chẳng hạn, thì đa số website chính thức của họ sẽ cung cấp cho bạn ngay mà không cần bạn yêu cầu, trả tiền hay truy cập thông qua thư viện điện tử của trường.

(Ảnh: freepik)

Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng kết bạn với sinh viên khoa khác trong welcome week hoặc thông qua các buổi gặp gỡ trung gian. Bạn sẽ bất ngờ với những góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề mới mẻ mà họ đem lại, đồng thời bạn cũng sẽ có cơ hội học hỏi từ họ. Bởi một trong số các bài tập bạn nhận được sẽ liên quan ít nhiều đến một lĩnh vực mà bạn hoàn toàn chưa biết rõ, và cần phải học tập những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Điển hình là cách viết và trình bày bài của môn Business Ethics sẽ rất khác so với các môn thuộc Marketing, hoặc Philosophy và Company Law so với Accounting.

ĐH