image

image

» IEI Blog » CHUẨN BỊ CHO CHẶNG ĐƯỜNG HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI – PART 2

CHUẨN BỊ CHO CHẶNG ĐƯỜNG HỌC TẬP Ở NƯỚC NGOÀI – PART 2

22.11.2019

(Ảnh: Grammarly)

Khi quyết định đi du học thì việc trang bị cho bản thân kỹ năng phản biện là một trong những điều không thể thiếu. Đối với hệ thống giáo dục tại các nước phát triển thì kỹ năng này thể hiện cho giảng viên thấy học sinh có suy nghĩ sâu về vấn đề và những câu hỏi được đặt ra. Từ đó, đưa ra được nhiều ý kiến dựa trên các góc nhìn khác nhau, tạo ra một bài viết hay và có giá trị lôi cuốn người đọc. Theo kinh nghiệm cá nhân mình thì một trong những cách ‘be critical’ sẽ là dẫn ý liên quan đến độ significant của một vấn đề bạn đã nêu, và discuss outcome của cái không significant/ significant ấy. Ngoài ra, việc đưa ra và phân tích các ví dụ cụ thể gắn liền với các ý tưởng cũng sẽ phần nào giúp bạn đạt được số điểm cao hơn, bởi nó cho thấy khả năng áp dụng các kiến thức lý thuyết đã học vào đời thực. Nhưng nếu bạn muốn đạt được điểm số như mong đợi thì điều quan trọng hơn hết vẫn là nắm kỹ cách chấm bài của các khoa trong trường, phòng trường hợp bạn học Accounting nhưng môn học tự chọn lại là Philosophy chẳng hạn.

Mách nhỏ mẹo khi đi thi cho các ‘sĩ tử’ tại nước bạn là ngoài việc ôn bài và nắm các ý chính ra, thì ghi nhớ một vài dòng quotes trong journal articles/sách cũng sẽ giúp bạn nâng cao điểm thi của mình (áp dụng cho bài thi có essays). Nhưng phương pháp này sẽ chỉ khả thi khi bạn có thể ghi nhớ được đúng tên tác giả và chính xác năm phát hành articles/cuốn sách đó. Ngoài ra, nội dung của câu quote cũng phải thể hiện được đúng ý bạn đang nói, hỗ trợ trả lời câu hỏi bạn chọn trong bài thi, bởi nếu lệch ý và bạn trả lời sai câu hỏi thì sẽ không thể đạt được điểm số cao như đã mong đợi.

(Ảnh: Shutterstock)

Không dừng lại ở đó, những ý tưởng đề ra cũng sẽ cần được back up bởi references mà bạn tìm được. Mặc dù giảng viên sẽ không yêu cầu bạn phải có reference cho tất tần tật từng ý một, nhưng để đạt điểm cao hơn thì đa số các ý trong bài nên có. Bởi điều này cho thấy rằng học viên có tìm tòi nghiên cứu, và có đọc nhiều nguồn kiến thức rộng. Điển hình như trường ĐH Liverpool (Anh Quốc) có ghi rõ là để đạt được điểm từ 70% trở lên (First class, tương đương A), thì bắt buộc sinh viên phải có “strong evidence of reading beyond the basic texts”, và trường ĐH St Andrews (Anh Quốc) cũng đề ra điều kiện là “showing appropriately targeted research and reading going well beyond the reading list provided”. Do vậy, việc học cách trích dẫn (cite) các nguồn thông tin cũng trở nên quan trọng không kém.

Tùy vào trường học mà họ sẽ yêu cầu bạn cite một kiểu, nhưng kiểu Harvard vẫn là phổ biến nhất. Chỉ cần đặt dấu phẩy sai chỗ, bạn cũng sẽ bị trừ điểm kha khá đấy. Hãy tham khảo giảng viên tại trường hoặc truy cập vào website thư viện trường để được chỉ dẫn chi tiết, và chính xác hơn cách cite nguồn mà hệ thống chấm điểm của trường sẽ dựa theo để chấm bài bạn. Một điều cần lưu ý cuối cùng là tìm nguồn tài liệu một cách có chọn lọc và đặc biệt là phải đáng tin cậy để có thể cite từ đó. Theo như trường hợp mình thì các giảng viên đều không đồng tình việc cite Wikipedia, bởi trang này cho phép bất cứ ai sửa đổi thông tin, do đó nội dung đưa ra là chưa được kiểm chứng và sẽ không đáng tin cậy. Nếu bạn cite trang này, thì cơ hội rất cao là điểm sẽ bị trừ đi ít nhiều và ảnh hưởng đến thành tích học tập của cá nhân.

ĐH